Danh mục
Tết đến xuân về, gia đình nào cũng tụ họp, quay quần bên mâm cơm, vì vậy dù như thế nào, mâm cơm gia đình vẫn không thể thiếu đi những món ăn ngày Tết, vừa để cúng ông bà, tổ tiên cầu an cho con cháu trong suốt một năm, còn để gia đình được thưởng thức những món ăn truyền thống mà không phải dịp nào cũng có.
Vì thế, hãy cùng TOP2Z tìm hiểu về những món ăn ngày Tết mà gia đình nào cũng có nhé!
Bánh chưng
Có lẽ vào mỗi dịp Tết, người Việt dù có ở đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng được làm loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh, được gói vuông vắn bằng lá dong sau đó được đem luộc khoảng 8-10 giờ đến khi chín.
Những miếng bánh chưng vuông vức được gói khéo léo, vị bánh thơm ngon cùng nếp dẻo, bùi bùi của thịt và đậu xanh…Vì vậy, dù đã có một lịch sử lâu đời, bánh chưng vẫn không bao giờ bị lu mờ trong con người Việt Nam, không chỉ ở hương vị mà còn ở giá trị tinh thần.
Chả lụa
Chả lụa (hay còn gọi là giò chả) là món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn giã nhuyễn cùng với nước mắm ngon, ra thành phẩm khi được gói vào lá chuối và đem luộc chín.
Món ăn này được sử dụng từ Bắc vào Nam, rất ngon khi ăn cùng cơm trắng. Ngoài ra, nhiều người còn dùng món ăn này làm quà biếu Tết, vừa sang trọng, vừa thơm ngon bởi đa số ai cũng có thể ăn được, ngay cả trẻ em. Bên cạnh đó, ngày nay nhiều người còn sử dụng thêm thịt bò (chả bò) cùng công thức như giò lụa để làm đầy mâm cỗ ngày Tết.
Gà luộc
Trong những món ăn ngày Tết, chúng ta không thể bỏ qua món gà luộc. Từ ngày xưa, nhiều người tin rằng gà mang lại may mắn cho cả nhà, gà có màu sắc tươi sáng sẽ đem lại khởi đầu thuận lợi trong năm mới, vì vậy, gà luộc luôn luôn có mặt bên cạnh bánh chưng.
Thông thường, người ta sẽ tự tay lựa những con gà ngon nhất, đem làm sạch và cho luộc hoặc hấp với lá chanh hoặc một số gia vị khác như hoa hồi hay gừng. Muối tiêu chanh, muối chanh ớt sẽ dùng để chấm kèm với gà luộc rất ngon. Nếu bạn chưa bổ sung món ăn này vào mâm cơm ngày Tết, thì hãy thử ngay trong năm nay nào!
Thịt kho hột vịt
Nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng tại sao thịt kho tàu luôn có mặt trong mâm cơm ngày Tết? Thịt kho là món ăn tinh thần với nhiều giá trị tinh thần, cảm xúc và có ý nghĩa gắn kết các thành viên trong gia đình, đặc biệt vào dịp mỗi khi xuân về.
Thịt kho hột vịt thường được dùng từ Nam và Bắc, tuy nhiên miền Bắc có không khí lạnh hơn nên có thể sang làm món thịt nấu đông (một dạng thịt kho tàu nhưng để đông lại).
Món ăn này cũng có thể trữ lại dùng dần khi chợ chưa mở cửa. Mùi thịt thơm ngây ngất, béo ngậy dùng kèm cơm nóng mang đậm không khí xuân về, gia đình quây quần.
Bánh tét
Bánh tét đi đôi bánh chưng không chỉ là một trong những món ăn ngày Tết mà còn mang đậm nét văn hóa của gia đình truyền thống Việt từ bao đời nay. Bánh tét cũng được dùng để cúng ông bà, thường được cắt khoanh và đặc biệt sử dụng rộng rãi tại miền Nam nước ta.
Ngoài ra, món ăn này được dùng để đãi khách và ba ngày Tết đầu năm. Cứ vào ngày 28,29 tết nhà nhà lại tấp nập chuẩn bị gói bánh, nấu bánh và ngồi quanh bếp lửa chuyện trò. Cũng giống bánh chưng, bánh tét được quấn bằng lá chuối, hình trụ và phải nấu khá lâu, sau 10 tiếng mới chín kỹ, và kỹ thuật canh lửa khi nấu bánh cũng rất quan trọng để có được những chiếc bánh ngon.
Bánh tét có nhân đậu xanh, thịt mỡ hoặc nhân chuối ngọt. Ngày nay, người ta còn có rất nhiều cải tiến mới được nhiều người ưa chuộng như nhân thập cẩm, nhân lạp xưởng và ngay cả nhân sâm. Một điểm nổi bật khác là bánh ngày nay còn có màu lá cẩm, lá dứa, gấc và đậu biếc…
Tổng kết
Những món ăn ngày Tết truyền thống, phổ biến với nhiều ý nghĩa sâu sắc được cha ông ta truyền lại luôn luôn không thể thiếu ở mọi nhà, mọi nơi trên đất Việt. Nếu bạn chưa từng thử gói bánh chưng, bánh tét hay nấu thịt kho tàu vào ngày tết, thì hãy thử ngay trong năm mới này để không quên cội nguồn, tăng thêm tình cảm gia đình vào ngày xuân.
Đặc biệt, bạn có thể trổ tài, khoe sự khéo léo của bản thân vào những món ăn này để đãi thực khách, làm quà biếu. Chúc bạn thành công!